Bán phá giá là gì? Các cách chống bán phá giá hiệu quả

Trên thị trường kinh doanh sôi động như hiện nay, việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là điều không thể tránh. Mỗi doanh nghiệp đều nỗ lực tìm kiếm những chiến lược hiệu quả để thu hút khách hàng và giành lợi thế trước đối thủ. Tuy nhiên, có không ít doanh nghiệp đã chọn cách bán phá giá – hạ giá sản phẩm xuống mức thấp hơn so với mặt bằng chung để chiếm lĩnh thị trường. Mặc dù đây là một biện pháp tạm thời để gia tăng doanh số, nhưng về lâu dài, bán phá giá tiềm ẩn nhiều rủi ro. Hãy cùng atscada.com tìm hiểu bán phá giá là gì và cách để doanh nghiệp chống tình trạng bán phá giá hiệu quả. 

Tổng quát khái niệm bán phá giá là gì? 

Bán phá giá là một hành vi không đẹp trong kinh doanh, giá bán ra của sản phẩm trên một thị trường nhất định thấp hơn chi phí sản xuất. Với mục tiêu hạ giá thành chấp nhận chịu lỗ để tăng sức cạnh tranh đánh bại đối thủ và chiếm lĩnh thị trường. Bán phá giá được xem là một hành vi không lành mạnh và bất hợp pháp trong nhiều hệ thống luật pháp.

Bán phá giá là gì?

Hiện tại có ba trường hợp bán phá giá phổ biến: 

  • Giá sản phẩm bán ra thấp hơn chi phí sản xuất, 
  • Giá xuất khẩu thấp hơn giá bán nội địa nhưng vẫn cao hơn chi phí sản xuất,
  • Giá xuất khẩu thấp hơn mức giá thấp nhất hiện có trên thị trường.

Để bảo vệ quyền lợi của các nhà sản xuất trong nước và duy trì môi trường kinh doanh lành mạnh. Pháp lệnh Chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành, có hiệu lực từ ngày 01/10/2004. Pháp lệnh này đặt ra các biện pháp mà Chính phủ Việt Nam áp dụng để xử lý các hành vi bán phá giá từ các đối tác nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Bao gồm việc điều tra, áp đặt thuế chống bán phá giá, và áp dụng các biện pháp khắc phục khác để bảo vệ ngành sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh không lành mạnh. Đồng thời duy trì sự công bằng trong thương mại quốc tế.

Hình thức bán phá giá phổ biến hiện nay

Bán phá giá không thường xuyên: đây là hình thức bán phá giá để tránh các rủi ro trên thị trường quốc tế. Giải quyết những vấn đề cần giải quyết gấp về tài chính cho doanh nghiệp.

Bán phá giá chớp nhoáng: đây là hình thức bán phá giá giúp đẩy nhanh nhận diện thương hiệu và tăng nhanh mức độ cạnh tranh với đối thủ.

Bán phá giá bền vững: đây là hình thức doanh nghiệp bán hạ giá sản phẩm thấp hơn mặt bằng chung của thị trường trong một thời gian dài. Mục đích lôi kéo người tiêu dùng, mang lại nguồn thu lớn, triệt hạ các đối thủ trên thị trường.

Việc bán phá giá trong thời gian dài sẽ gây ra hậu gì?

Việc bán phá giá mang lại cho doanh nghiệp bán hàng các lợi ích như tăng độ nhận diện, tiếp cận với khách hàng nhanh chóng,… Tuy nhiên hậu quả mà nó mang lại rất nghiêm trọng các doanh nghiệp cần phải lường trước. 

Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), bán phá giá gây ra thiệt hại cho sản xuất công nghiệp trong nước. Tạo ra các nguy cơ tổn thất hoặc cản trở sự phát triển của các ngành công nghiệp tương tự. Ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trong nước, gây ra sự cạnh tranh không công bằng. 

Để bảo vệ sự ổn định của nền kinh tế và sản xuất trong nước, nhiều quốc gia, bao gồm cả Việt Nam, đã áp dụng thuế chống bán phá giá như một biện pháp bảo hộ, răn đe. Đây là cách mà các nước nhập khẩu sử dụng để ngăn chặn sự xâm nhập của hàng hóa bán phá giá, duy trì sự cân bằng và ổn định cho các ngành công nghiệp nội địa.

Tham khảo: Dịch vụ là gì? Các loại dịch vụ thường gặp trong đời sống

Tìm hiểu các biện pháp chống bán phá giá hiệu quả 

Áp dụng các quy định luật pháp chống bán phá giá, thực thi nghiêm ngặt các quy định này đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh. 

Doanh nghiệp nên hợp tác với các cơ quan quản lý bằng cách cung cấp thông tin, báo cáo các dấu hiệu bán phá giá. Sự phối hợp chặt chẽ này giúp cơ quan chức năng có căn cứ để áp dụng các biện pháp thích hợp, như áp thuế chống bán phá giá hoặc kiện tụng.

Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ đi kèm và tạo ra giá trị khác biệt so với đối thủ. Điều này giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng mà không cần phải cạnh tranh về giá.

Thông qua bài viết này, atscada.com muốn chia sẻ đến bạn đọc hiểu bán phá giá là gì, những hậu quả và biện pháp chống bán phá giá giá. Hy vọng qua những thông tin trên sẽ giúp cho bạn đọc hiểu áp dụng những biện pháp bảo vệ phù hợp. Đồng thời góp phần thúc đẩy một môi trường cạnh tranh lành mạnh và bền vững. Xin cảm ơn. 

ATSCADA việt nam

ATSCADA - Providing ATSCADA software - The monitoring and data acquisition control system is the appropriate choice for integrated system projects, IoT, smart city projects, agriculture 4.0... Is trusted by many customers.

Related posts

Chi phí cho tổng đài điện thoại ảo khoảng bao nhiêu?

Việc sử dụng tổng đài ảo đang rất phổ biến trong các doanh nghiệp hiện [...]

Dịch vụ là gì? Các loại dịch vụ thường gặp trong đời sống

Khi xã hội ngày càng phát triển và kết nối, dịch vụ đóng vai trò [...]

Chất lượng sản phẩm là gì? 5 tiêu chí để đánh giá chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm luôn là yếu tố hàng đầu mà mỗi doanh nghiệp chú [...]

Nhà cung cấp là gì? Cách tìm và xây dựng mối quan hệ với nhà cung cấp

Trong kinh doanh, việc tìm và xây dựng mối quan hệ với nhà cung cấp [...]

Tag là gì? Tầm quan trọng của thẻ tag với các kênh mạng xã hội

Công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay, việc sử dụng thẻ [...]

4.0 là gì? Những đổi mới và thách thức trong thời đại 4.0 bạn cần nắm

Công nghệ 4.0 đã không còn là một thuật ngữ quá xa lạ đối với [...]