Tìm Hiểu Các Ứng Dụng Thực Tiễn Của Thị giác Máy Tính (Computer Vision)

Cùng với sự tiến bộ đáng kinh ngạc của trí tuệ nhân tạo (AI) và khả năng tính toán ngày càng mạnh mẽ. Thị giác máy tính (Computer Vision) đã trở thành 1 công cụ có vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực. Từ công nghiệp sản xuất, lĩnh vực y tế, ô tô tự hành đến các ứng dụng hiện đại trong cuộc sống như nhận diện khuôn mặt, xử lý hình ảnh, đọc và dịch ngôn ngữ tự động,… Hãy cùng ATSCADA khám phá chi tiết những ứng dụng thực tiễn của thị giác máy tính qua nội dung bài viết dưới đây nhé!

Bạn đã biết thị giác máy tính là gì?

Thị giác máy tính hay Computer Vision là 1 hình thức công nghệ được dùng để mô tả khả năng của bộ máy có thể thu nhận & phân tích dữ liệu trực quan. Hoặc có thể hiểu thị giác máy tính là 1 công nghệ thuộc lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) & khoa học máy tính, thiết lập giúp máy tính có tầm nhìn & khả năng xử lý nhận dạng giống con người. 

Thị giác máy tính (Computer Vision) là gì?
Thị giác máy tính (Computer Vision) là gì?

Ứng dụng thực tiễn của thị giác máy tính (Computer Vision) hiện nay

Phát hiện lỗi 

Đây được xem là ứng dụng phổ biến nhất của Computer Vision. Ở thời điểm hiện tại, việc phát hiện ra các yếu tố bị lỗi thường được thực hiện bởi người giám sát. Tuy nhiên, họ chỉ có thể kiểm soát lỗi trong 1 phạm vi nhất định, nếu trong 1 hệ thống, 1 quy trình có quy mô lớn họ sẽ không thể kiểm soát được.

Với thị giác máy tính, bạn có thể kiểm tra tất cả các lỗi nhỏ nhất từ những vết nứt kim loại, bản in xấu, lỗi sơn,…có kích thước nhỏ hơn 0.05 milimet.

Vận hành tự động 

Chắc hẳn bạn đã từng nhìn thấy những chiếc xe không người lái qua tivi hoặc mạng internet. Để có thể nghiên cứu và sản xuất ra 1 chiếc xe tự lái chúng ta cần sử dụng đến Computer Vision và Deep Learning. Mặc dù trong cuộc sống hiện nay, những chiếc xe không người lái không thể thay thế hoàn toàn các chiếc xe người lái, thế nhưng công nghệ xe tự hành đã có sự tiến bộ vượt bậc trong những năm gần đây.  

Thị giác máy tính hiện được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp
Thị giác máy tính hiện được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp

Công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) phân tích dữ liệu thu thập được từ hàng nghìn, hàng triệu người lái xe, học hỏi các hành vi lái xe để có thể tự động tìm làn đường, ước tính trước độ cong của đường, đồng thời phát hiện các mối nguy hiểm trong quá trình lái xe,…

Trong lĩnh vực y tế 

Thị giác máy tính được ứng dụng trong lĩnh vực y tế để nhận dạng mẫu & xử lý hình ảnh. Có thể nói việc phân tích hình ảnh y khoa trong y tế rất quan trọng, là 1 phần không thể thiếu trong quá trình làm việc của các bác sĩ. Sử dụng Computer Vision nhằm giúp việc chẩn đoán chính xác hơn và giúp đội ngũ y bác sĩ đưa ra các phương pháp khám chữa bệnh hiệu quả.  

Trên đây là một vài tìm hiểu của ATSCADA về những ứng dụng thực tiễn của thị giác máy tính hiện nay. Nếu có thắc mắc hoặc cần thêm thông tin, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline để được hỗ trợ cụ thể.

ATSCADA việt nam

ATSCADA - Providing ATSCADA software - The monitoring and data acquisition control system is the appropriate choice for integrated system projects, IoT, smart city projects, agriculture 4.0... Is trusted by many customers.

Related posts

Chi phí cho tổng đài điện thoại ảo khoảng bao nhiêu?

Việc sử dụng tổng đài ảo đang rất phổ biến trong các doanh nghiệp hiện [...]

Bán phá giá là gì? Các cách chống bán phá giá hiệu quả

Trên thị trường kinh doanh sôi động như hiện nay, việc cạnh tranh giữa các [...]

Dịch vụ là gì? Các loại dịch vụ thường gặp trong đời sống

Khi xã hội ngày càng phát triển và kết nối, dịch vụ đóng vai trò [...]

Chất lượng sản phẩm là gì? 5 tiêu chí để đánh giá chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm luôn là yếu tố hàng đầu mà mỗi doanh nghiệp chú [...]

Nhà cung cấp là gì? Cách tìm và xây dựng mối quan hệ với nhà cung cấp

Trong kinh doanh, việc tìm và xây dựng mối quan hệ với nhà cung cấp [...]

Tag là gì? Tầm quan trọng của thẻ tag với các kênh mạng xã hội

Công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay, việc sử dụng thẻ [...]