4.0 là gì? Những đổi mới và thách thức trong thời đại 4.0 bạn cần nắm

Công nghệ 4.0 đã không còn là một thuật ngữ quá xa lạ đối với mỗi người chúng ta. Thuật ngữ này mô tả các công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI), máy học, dữ liệu lớn (Big Data), blockchain và Internet vạn vật (IoT),…Các công nghệ này đã mang đến những thay đổi đột phá trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Vậy khái niệm về 4.0 là gì? Và bạn cần nắm những đổi mới và thách thức trong thời đại 4.0. Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây của atscada.com nhé.

Tìm hiểu khái niệm về 4.0 là gì?

Cách mạng Công nghiệp 4.0 là một xu hướng chuyển đổi số trong sản xuất và kinh doanh, đánh dấu một bước đột phá lớn trong sự phát triển của ngành công nghiệp và kinh tế toàn cầu. Sử dụng các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI), robot, tự động hóa, blockchain, internet vạn vật (IoT) và đám mây, Cách mạng Công nghiệp 4.0 mang lại nhiều lợi ích vượt trội. Nó cải tiến sản xuất, tăng hiệu suất, tối ưu chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm và cải thiện trải nghiệm khách hàng. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp cạnh tranh mạnh mẽ hơn mà còn mở ra những cơ hội mới trong kinh doanh và phát triển kinh tế. Cách mạng Công nghiệp 4.0 là sự tiếp nối của các cuộc cách mạng công nghiệp trước đó, mỗi cuộc cách mạng đều mang lại những thay đổi lớn và tiến bộ quan trọng trong lịch sử phát triển của nhân loại.

 

4.0 là gì?

Các đặc trưng trong thời đại công nghệ 4.0

Internet vạn vật (IoT)

Các thiết bị, máy móc và hệ thống được kết nối với nhau qua internet, có khả năng thu thập, gửi và nhận dữ liệu mà không cần can thiệp của con người. Để thu thập dữ liệu từ môi trường xung quanh bằng cách mỗi thiết bị IoT trang bị cảm biến hoặc phần mềm. Tiếp theo dữ liệu này được gửi qua mạng Internet để xử lý, phân tích. Quá trình này sẽ tạo ra dữ liệu lớn (Big Data), hỗ trợ cho việc phân tích để tạo ra hiệu quả và giá trị trong nhiều lĩnh vực. Cụ thể như sản xuất, y tế, thiết bị thông minh, giao thông vận tải.

Trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy

Trí tuệ nhân tạo AI là khả năng của máy tính hoặc hệ thống để thực hiện các nhiệm vụ đòi hỏi trí tuệ của con người. Chẳng hạn như nhận diện giọng nói, hiểu ngôn ngữ tự nhiên, và ra quyết định. Học máy, một nhánh của AI, cho phép hệ thống tự học và cải thiện hiệu suất từ dữ liệu mà không cần được lập trình cụ thể. Thay vì được lập trình chi tiết cho từng nhiệm vụ, các hệ thống học máy được lập trình bằng cách sử dụng một lượng lớn dữ liệu cho phép nhận biết mẫu và quy định từ dữ liệu đó. Kết quả là, AI và học máy phân tích dữ liệu lớn, dự đoán hành vi, và tự động hóa quyết định. Giúp cải thiện hiệu quả và giảm rủi ro trong nhiều lĩnh vực từ y tế, tài chính, bán lẻ đến sản xuất. 

Sự phát triển của robot và tự động hóa

Các công nghệ này đã mang lại những tiến bộ đáng kể trong sản xuất và dịch vụ, từ việc tăng năng suất đến cải thiện điều kiện làm việc và giảm chi phí.

Robot hiện đại không chỉ là những cỗ máy vận hành cơ bản mà đã được trang bị trí tuệ nhân tạo (AI) để tự động hoá nhiều quy trình phức tạp. Thực hiện các công việc lặp lại mà không cần sự can thiệp của con người, từ dây chuyền sản xuất trong công nghiệp đến dịch vụ khách hàng trong lĩnh vực bán lẻ.

Tự động hóa, kết hợp với robot và các hệ thống điều khiển tự động hay số hoá nhà máy,…Đã giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm thiểu sai sót do con người và nâng cao chất lượng sản phẩm. Đặc biệt là trong môi trường công nghiệp, tự động hóa đã giúp cải thiện điều kiện lao động và giảm nguy cơ tai nạn lao động.

số hóa nhà máy sản xuất
Số hóa tại nhà máy Juki

Dữ liệu lớn (Big data)

Dữ liệu lớn hay còn gọi Big Data là lượng dữ liệu khổng lồ được tạo ra hàng ngày từ nhiều nguồn khác nhau. Gồm các trang web, máy chủ, cơ sở dữ liệu, cảm biến, ứng dụng di động và thiết bị IoT. Big Data có đặc điểm chính là mô tả bằng 3V: 

  • Volume (Khối lượng): Dữ liệu được tạo ra từ nhiều nguồn khác nhau, tạo ra một lượng lớn dữ liệu cần được lưu trữ và xử lý.
  • Velocity (Tốc độ): Dữ liệu được tạo ra với tốc độ chóng mặt, cần các hệ thống và công nghệ có khả năng thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu gần như theo thời gian thực.
  • Variety (Đa dạng): Dữ liệu đến từ nhiều nguồn và ở nhiều định dạng khác nhau, từ văn bản, hình ảnh, video, đến dữ liệu cảm biến hoặc bản ghi nhật ký (log).

Mang lại giá trị lớn trong việc tạo ra thông tin và các kiến thức từ dữ liệu thô. Việc sử dụng các công nghệ phân tích dữ liệu tiên tiến, các công ty khai thác Big Data để phân tích xu hướng, nhận biết mô hình, dự đoán hành vi và đưa ra quyết định thông minh. Đã mở ra cơ hội mới trong nhiều lĩnh vực như công nghiệp, y tế, bán lẻ, quảng cáo và tài chính.

Với công nghệ in 3D

Công nghệ in 3D mang lại khả năng tạo ra các sản phẩm vật lý từ mô hình số hóa bằng cách xếp chồng các lớp nguyên liệu một cách chính xác. Các nguyên liệu này gồm nhựa, kim loại, nhựa dẻo hoặc thậm chí trong trường hợp của in 3D y học là tế bào sống. Đặc điểm của công nghệ này là tạo ra các mặt hàng tùy chỉnh và phức tạp mà không cần đến quy trình sản xuất hàng loạt truyền thống. Trước đây, việc tạo ra một sản phẩm mới thường đòi hỏi việc làm khuôn mẫu, một quá trình tốn kém và mất thời gian. Nhưng với in 3D, chỉ cần một mô hình số hóa, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian sản xuất. Được ứng dụng trong công nghiệp chế tạo, trong nhiều lĩnh vực như y tế (in các bộ phận cơ thể), kiến trúc (tạo mô hình xây dựng), giáo dục (tạo dụng cụ học tập), và nghệ thuật (tạo tác phẩm điêu khắc). 

Blockchain

Công nghệ Blockchain trong lĩnh vực công nghệ thông tin, sự phân tán và bảo mật cho các giao dịch điện tử không cần sự can thiệp của một cơ quan trung gian. Điểm đặc biệt của Blockchain là khả năng lưu trữ dữ liệu dưới dạng các khối (blocks) liên kết với nhau một cách an toàn và minh bạch qua mã hóa. Mỗi khối trong chuỗi (chain) chứa thông tin về các giao dịch đã được xác nhận và không thể sửa đổi sau khi được thêm vào chuỗi.

Công nghệ này đã tạo ra sự cách mạng trong ngành tài chính, cho phép việc chuyển tiền và thực hiện các giao dịch một cách nhanh chóng và an toàn. Ngoài ra, nền tảng này còn cung cấp cơ sở cho các hợp đồng thông minh (smart contracts). Là các chương trình tự động hóa các điều khoản hợp đồng mà không cần sự can thiệp của bên thứ ba. Điều này giúp tăng tính minh bạch và giảm chi phí trong các giao dịch hợp đồng.

Tham khảo: Công nghệ Blockchain là gì? Những điều cần nên biết

Việc áp dụng công nghệ 4.0 mang lại những lợi ích gì?

Lợi ích của 4.0 là gì?

Công nghệ 4.0 đã mang lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

  • Công nghệ giúp máy móc, thiết bị và con người kết nối mạnh mẽ. Tăng tương tác và trao đổi thông tin nhằm tối ưu hóa các quy trình sản xuất và giảm thiểu sai sót trong quá trình sản xuất.
  • Tự động hóa và sử dụng dữ liệu lớn (Big Data) giúp giảm chi phí sản xuất, vận hành hiệu quả hơn. Bên cạnh đó cung cấp dịch vụ tốt hơn, từ đó tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.
  • Các công nghệ tiên tiến như IoT và machine learning giúp cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Thông qua việc thu thập, phân tích dữ liệu và tối ưu hóa quy trình.
  • Công nghệ 4.0 cho phép cá nhân hóa và cải thiện trải nghiệm khách hàng qua dịch vụ tiện ích hơn và tương tác tự động.
  • Tối ưu hóa tài nguyên và giảm tác động tiêu cực đến môi trường, đồng thời thúc đẩy phát triển bền vững.

Trong thời đại 4.0 có những đổi mới và thách thức gì? 

  • Các thách thức về an ninh mạng: Sự gia tăng các mối đe dọa an ninh mạng, từ các cuộc tấn công mạng đến việc vi phạm quyền riêng tư.
  • Tình trạng thất nghiệp tăng cao: Các thiết bị máy móc, tự động hóa thay thế người lao động thực hiện một số công việc. Điều này dẫn đến một số vị trí không cần tuyển thêm nhân viên và dẫn đến tình trạng mất việc. 
  • Thách thức sáng tạo và đổi mới: mỗi doanh nghiệp luôn cập nhật và đổi mới. Nhằm đáp ứng kịp với sự phát triển của công nghệ, giúp doanh nghiệp phát triển sản phẩm và dịch vụ tốt hơn.
  • Thách thức về quản lý và chính sách: các công nghệ mới đòi hỏi sự thay đổi trong các chính sách và quy trình quản lý hiện tại. Cần có sự chủ động trong việc cập nhật, thay đổi các chính sách và quy trình nhằm đáp ứng với sự phát triển của công nghệ.

Hy vọng với bài viết này của atscada.com đã giúp bạn đọc hiểu rõ 4.0 là gì và biết cách tận dụng những thế mạnh và thách thức của 4.0 để kinh doanh tốt hơn. Atscada.com chúc các bạn thành công!

ATSCADA việt nam

ATSCADA - Providing ATSCADA software - The monitoring and data acquisition control system is the appropriate choice for integrated system projects, IoT, smart city projects, agriculture 4.0... Is trusted by many customers.

Related posts

Công nghệ Blockchain là gì? Những điều cần nên biết

Xu hướng công nghệ được săn đón mạnh mẽ trong vài năm gần đây đó [...]

Lương 3P là gì? Ứng dụng phương pháp trả lương hiệu quả

Chế độ lương thưởng luôn là mối quan tâm hàng đầu của mỗi nhân sự [...]

Doanh số là gì? Sự khác nhau giữa doanh số và doanh thu trong kinh doanh

Đạt được doanh số như đã đề ra là một trong những mục tiêu quan [...]

Hóa đơn bán lẻ là gì? Cách xuất hóa đơn bán lẻ chuẩn chỉnh

Với các chủ kinh doanh mọi ngành hàng, hoá đơn bán lẻ không còn là [...]

Tiếp thị liên kết tại Việt Nam – Hướng đi nào giúp doanh nghiệp thành công

Tiếp thị liên kết tại Việt Nam nhanh chóng bùng nổ trong vài năm trở [...]

5 bước xử lý đơn để bán hàng online hiệu quả không sai sót

Cách xử lý đơn để bán hàng online hiệu quả như thế nào bạn đã [...]