Là một phần không thể thiếu trong máy tính, ổ cứng là thiết bị lưu trữ dữ liệu quan trọng. Cùng ATSCADA.com tìm hiểu ổ cứng là gì? Có mấy loại ổ cứng và cách chọn loại nào phù hợp nhé.
Cùng tìm hiểu khái niệm ổ cứng là gì?
Ổ cứng trong tiếng Anh gọi là Hard Disk Drive (viết tắt HDD). Thiết bị có chức năng lưu trữ dữ liệu, là thiết bị không thể thiếu trong laptop, máy tính. Ổ cứng là bộ nhớ không thay đổi, mỗi khi ngắt kết nối thì ổ cứng sẽ không mất dữ liệu.
Các ổ cứng có liên quan đến các vấn đề trong quá trình sử dụng máy tính. Như: tốc độ khởi động máy nhanh hơn, tốc độ chép xuất dữ liệu của máy nhanh hơn. Và an toàn của dữ liệu cá nhân cũng như điện năng tiêu thụ và nhiệt độ của máy tính.
Hiện nay có 2 loại ổ cứng phổ biến đó là:
Ổ cứng HDD (viết tắt của cụm từ Hard Disk Drive), đây là loại ổ cứng truyền thống. Mọi dữ liệu sẽ được lưu trực tiếp trên bề mặt phiến đĩa hình tròn được làm bằng nhôm, thủy tinh hay là gốm… Trên mặt phiến sẽ phủ vật liệu từ tính, tâm đĩa được gắn động cơ. Khi hoạt động, đĩa sẽ quay bởi động cơ để đọc, ghi dữ liệu.
Ổ cứng SSD (viết tắt của cụm từ Solid State Drive) là ổ cứng ở dạng thể rắn. Đây là loại ổ cứng được cải tiến tốc độ chậm chạp của ổ HDD truyền thống. Ngoài tốc độ đọc ghi nhanh chóng thì SSD còn sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội khác.
Tìm hiểu lịch sử ra đời của ổ HDD & SSD
Lịch sử công nghệ ổ cứng HDD ra đời rất lâu (khi máy tính vừa bắt đầu xuất hiện). Nhiều hình ảnh nổi tiếng của loại ổ cứng IBM 350 RAMAC (năm 1956) đã sử dụng 50 chiếc đĩa rộng 24-inch để lưu trữ 3.75MB. Có nghĩa kích thước một tập tin mp3 là 128Kbps được lưu trữ bằng một ổ cứng lớn tương đương như hai chiếc tủ lạnh.
Vào năm 1955, Reynold Johnson chế tạo IBM 350 Disk File đầu tiên trên Thế Giới. Ra mắt cùng với dòng máy tính IBM 350. Loại ổ cứng này có tới 50 tấm đĩa kích thước 24″ và tổng dung lượng là 5 triệu ký tự.
Đến năm 1961 ra mắt thiết bị lưu trữ dữ liệu IBM 1301 bắt đầu sử dụng mỗi đầu từ cho một mặt đĩa. IBM 1311 Ổ đĩa đầu tiên có bộ phận lưu trữ tháo lắp được. Loại này sử dụng đĩa IBM 1316 có dung lượng 2 triệu ký tự.
Trong năm 1973 IBM giới thiệu hệ thống đĩa 3340 “Winchester”. Loại ổ đĩa đầu tiên áp dụng kĩ thuật lắp ráp đóng hộp (sealed head/disk assembly – HDA).
Đến tận năm 1980, Seagate Technology đã cho ra đời ổ đĩa ST-506 – ổ đĩa 5,25″ ổ cứng có dung lượng 5 MB. Một thực tế là máy IBM PC (IBM 5150) không hề được trang bị ổ đĩa cứng.
Khác với HDD, thì ổ cứng SSD chỉ có lịch sử xuất hiện trong vài năm trở lại đây. Kể từ những ngày đầu xuất hiện máy tính cá nhân, những bộ lưu trữ dữ liệu được nhiều người ưa chuộng. Các ổ cứng SSD bắt đầu nổi lên từ khi xuất hiện các dòng netbook vào cuối những năm 2000. Đến năm 2007, bắt đầu được sử dụng SSD dung lượng 1GB. Tiếp theo đó là hàng loạt máy tính Asus Eee PC 700 đã dùng ổ cứng SSD 2GB lưu trữ chính. Loại ổ SSD này khi gắn trên các thiết bị cấu hình thấp được hàn vĩnh viễn với bo mạch chủ.
Và hiện nay khi công nghệ tiên tiến các loại Netbook, Ultrabook, máy tính công nghiệp và máy tính xách tay siêu di động,… Các nhu cầu sử dụng cần nhiều dung lượng lưu trữ phổ biến hơn. Chính vì vậy dung lượng của SSD cũng được tăng được chuẩn hóa trên các ổ cứng 2,5-inch. Một ổ cứng 2,5-inch có thể được tháo ra khỏi máy tính xách tay hoặc máy tính để bàn và thay thế ổ SSD dễ dàng.
So sánh ổ cứng HDD & SSD
HDD | SSD | |
Tốc độ xử lý | chậm hơn (phù hợp với người dùng văn phòng, sinh viên,…) | nhanh hơn (phù hợp với người dùng chơi game, thiết kế đồ hoạ chuyên nghiệp,…) |
Tiếng ồn | khá rung hay gây ra tiếng ồn | cực kỳ mượt và yên lặng |
Giá | thấp hơn | đắt hơn |
Hiệu suất và sự thông dụng | Hoạt động kém hơn SSD vẫn được sử dụng thông dụng hơn vì giá rẻ và dung lượng lớn. | Hoạt động ổn định hơn nhưng ngược lại không thông dụng vì giá cao |
Hình thức | bắt buộc là đĩa từ và phải có một trục xoay | linh hoạt trong thiết kế |
Độ bền | các đĩa từ liên tục chạy khi máy tính đọc và ghi dữ liệu. Điều này làm suy giảm tuổi thọ nhanh hơn. | Bền hơn HDD |
Sự phân mảnh dữ liệu | Ảnh hưởng đến hiệu năng của ổ cứng | Sẽ không ảnh hưởng đến hiệu năng của ổ cứng |
Vậy nên lựa chọn ổ cứng nào?
Nếu bạn chọn ổ cứng HDD, nhu cầu sẽ là:
- Nhu cầu cần dung lượng dự trữ rất lớn tới hơn 4TB.
- Không sử dụng nhiều tác vụ nặng cùng một lúc.
- Không quan tâm đến tốc độ khởi động máy hoặc tốc độ xử lý các tác vụ.
Nếu bạn chọn ổ cứng SSD, nhu cầu sẽ là:
- Nhu cầu tính năng bảo mật cao, hoạt động liên tục trong khoảng thời gian dài. Phù hợp để chơi game ở tốc độ cao, thiết kế, chỉnh sửa video hay là chạy các tác vụ nặng.
- Thông thường thì các dòng máy tính có ổ SSD được trang bị tản nhiệt tốt, thiết kế mỏng nhẹ và không gây ra tiếng ồn.
Hoặc có thể chọn các dòng máy tính chạy song song ổ cứng HDD và SSD. Một ổ SSD cài đặt mọi thứ và một HDD để lưu trữ dữ liệu. Giải pháp này tối ưu về mặt tốc độ, kinh tế và hiệu quả an toàn dữ liệu.
Tham khảo: Trạm BTS Là Gì? Tất Tần Tật Thông Tin Về Trạm BTS Bạn Cần Biết
Gợi ý các dòng máy tính công nghiệp chạy SSD và HDD
- Máy tính công nghiệp ATBOX G3-J4125 sử dụng SSD 128GB.
- Máy tính công nghiệp ATBOX G4-8550U có 2 option lựa chọn sử dụng SSD 512GB hoặc SSD 1T.
- Máy tính công nghiệp EVOC IPC-860 hỗ trợ 4*3.5” drawble HDD bay
Tóm lại, SSD và HDD là hai loại ổ cứng sở hữu nhiều đặc điểm nổi bật cũng như được sử dụng phổ biến hiện nay. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ Ổ cứng là gì? Và sự khác biệt giữa hai loại ổ cứng này. Nếu như bạn vẫn còn đang phân vân không biết lựa chọn ổ cứng SSD hay HDD cho máy tính công nghiệp. Xin vui lòng liên hệ trực tiếp với ATSCADA Lab để được hỗ trợ giải đáp cụ thể.
ATSCADA - Providing ATSCADA software - The monitoring and data acquisition control system is the appropriate choice for integrated system projects, IoT, smart city projects, agriculture 4.0... Is trusted by many customers.
Related posts
x86 Và x64 Là Gì? Xem Máy Tính Đang Chạy 32-bit Hay 64-bit
Bạn đã từng nghe đến thuật ngữ x86 và x64 nhưng chưa thực sự hiểu [...]
Jan
Cách Tìm File Trong Máy Tính Theo Ngày Đơn Giản, Nhanh Chóng
Máy tính của bạn thường chứa đựng rất nhiều file dữ liệu khác nhau, từ [...]
Jan
Cách Sửa Lỗi Taskbar Không Hoạt Động Trên Máy Tính Windows
Dạo gần đây, có nhiều người dùng Windows thường gặp lỗi thanh Taskbar trên không [...]
Dec
Cách tạo tài khoản riêng cho trẻ trên máy tính Windows
Trong thời đại công nghệ hiện nay, việc trẻ em tiếp cận với máy tính [...]
Oct
Tổng Hợp Các Dự Án Được Ứng Dụng Máy Tính Công Nghiệp Hiện Nay
Máy tính công nghiệp (IPC – Industrial Computer) được biến đến là một trong những [...]
Sep
[Góc Giải Đáp]: Tại Sao Màn Hình Công Nghiệp Có Màn Hình Màu Xanh?
Màn hình công nghiệp còn gọi là màn hình HMI (Human Machine Interface), được sử [...]
Sep