Trạm BTS Là Gì? Tất Tần Tật Thông Tin Về Trạm BTS Bạn Cần Biết

Trong cuộc sống hiện đại, trạm BTS (Base Transceiver Station) ngày càng trở nên phổ biến, thế nhưng không phải ai cũng biết & hiểu rõ trạm BTS là gì, các thành phần quan trọng và tác động của trạm thu phát sóng di động đến sức khỏe con người. Hãy cùng atscada.com tìm hiểu tất tần tật thông tin liên quan đến trạm BTS qua nội dung bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu khái niệm trạm BTS là gì?

Theo Wikipedia, trạm BTS được định nghĩa như sau:

BTS (Base Transceiver Station) – trạm thu phát sóng di động được dùng trong truyền thông về các thiết bị di động trong các mạng viễn thông bởi các nhà cung cấp dịch vụ (ISP). Thông thường, trạm thu phát sóng di động được đặt tại một vị trí nhất định theo quy hoạch của các ISP, nhằm tạo ra hiệu quả thu phát sóng cao nhất với vùng phủ sóng rộng & ít có các điểm, vùng nằm giữa các BTS mà không được phủ sóng. 

Các trạm thu phát sóng di động
Các trạm thu phát sóng di động

Hiểu đơn giản: BTS là thành phần quan trọng và không thể thiếu trong hệ thống viễn thông di động. Nhiệm vụ chính của trạm thu phát sóng BTS là thu & phát tín hiệu sóng điện thoại để có thể kết nối người dùng với mạng viễn thông. 

Tại Việt Nam có 1 số nhà mạng cung cấp dịch vụ về thông tin di động mặt đất, với 2 hệ thống điện thoại di động phổ biến là: công nghệ GSM – Global System for Mobile Communications (Viettel, Vinaphone, Mobiphone, Vietnammobile,…) & CDMA – Code Division Multiple Access (Sphone). Hai hệ thống này hiện nay đang phục vụ cho khoảng 151.2 triệu thuê bao. Chính vì vậy, trạm BTS cần được thiết kế xây dựng với mật độ cao để đảm bảo chất lượng dịch vụ & độ phủ sóng tốt nhất.

Các thành phần cơ bản của một trạm BTS hiện nay 

Một trạm thu phát sóng di động gồm có các thành phần cơ bản sau: 

  • Trạm thu phát (TRX): thành phần chính của trạm BTS (Base Transceiver Station), có nhiệm vụ truyền – nhận tín hiệu giữa điện thoại di động & mạng viễn thông. Trạm thu phát TRX có 1 bộ khuếch đại, 1 bộ trộn, 1 bộ lọc & 1 bộ điều khiển
  • Bộ tổ hợp (Combiner): giúp kết nối nguồn cấp dữ liệu từ 1 số trạm thu phát để gửi đi thông qua 1 ăng-ten duy nhất. 
  • Bộ khuếch đại công suất: đảm nhiệm nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu từ trạm thu – phát để truyền thông tin qua các ăng-ten. Bộ khuếch đại công suất (PA) hoạt động bằng cách sử dụng năng lượng điện để tăng cường tín hiệu từ trạm thu phát 
  • Bộ song công (Duplexer): được dùng để tách việc gửi & nhận tín hiệu từ các ăng-ten hoặc từ 1 ăng-ten
Trạm BTS (Base Transceiver Station) gồm có nhiều thành phần khác nhau
Trạm BTS (Base Transceiver Station) gồm có nhiều thành phần khác nhau

Hoặc có thể hiểu một trạm BTS cơ bản gồm có các thành phần như sau: tủ nguồn AC, DC, tủ BTS & các thiết bị truyền dẫn.

  • Tủ nguồn AC: có chức năng nhận diện điện từ điện lưới hoặc từ máy phát điện (trong trường hợp bị mất điện), cấp nguồn điện xoay chiều cho đèn & công tắc, điều hòa không khí, tủ nguồn DC,…
  • Tủ nguồn DC: có nhiệm vụ nhận điện áp từ tủ nguồn AC, sau đó biến đổi để cấp nguồn DC 1 chiều (-48V) cho các thiết bị viễn thông khác trong trạm như tủ BTS, thiết bị truyền dẫn. Tủ nguồn DC có thiết kế khá đơn giản, gồm có tủ, ác quy, MCU, rectifier
  • Tủ BTS: có nhiều loại (BTS Alcatel, BTS Huawei, BTS Ericsson,…) tương ứng với mỗi loại sẽ có cấu hình khác nhau
  • Thiết bị truyền dẫn: thường được sử dụng để truyền tải dữ liệu giữa trạm BTS & các thiết bị di động

Ngày nay, trạm thu phát sóng di động (BTS) có thể được kết nối với IoT Gateway để truyền – nhận, xử lý dữ liệu trước khi gửi đi.

Tác động của trạm BTS đến sức khỏe con người 

Sóng di động có tác động gì đến sức khỏe con người là vấn đề được toàn thế giới quan tâm. Hiện nay có khoảng 5 tỷ thuê bao & mạng di động sử dụng cấu trúc dạng tế bào (có trạm thu phát sóng di động gần nhất để phục vụ). Theo nghiên cứu của WHO, ITU & ICNIRP: mức độ phơi nhiễm thấp & chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy sóng điện thoại có thể gây ta những tổn hại đến sức khỏe con người. Nghiên cứu này cũng xác định mức độ an toàn giữa trạm BTS & các khu vực người dân sinh sống.

Những tác động của trạm BTS đến sức khỏe con người
Những tác động của trạm BTS đến sức khỏe con người

 

Ở Việt Nam, vấn đề này cũng được nghiên cứu kỹ càng & đưa ra kết luận: Với dải tần số của sóng điện thoại hay vô tuyến tại các trạm thu – phát sóng hiện nay đều chưa có bằng chứng khoa học khẳng định có gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.

>>> Tham khảo: Xu hướng ứng dụng hệ thống scada trong công nghiệp

Trên đây là những chia sẻ của ATPro về trạm BTS là gì, thành phần cơ bản của một trạm thu phát sóng di động và các tác động của trạm BTS đến sức khỏe con người. Nếu cần thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ giải đáp các thắc mắc liên quan, đừng ngại hãy gọi ngay cho chúng tôi qua số hotline.

ATSCADA việt nam

ATSCADA - Providing ATSCADA software - The monitoring and data acquisition control system is the appropriate choice for integrated system projects, IoT, smart city projects, agriculture 4.0... Is trusted by many customers.

Related posts

Giải Đáp Câu Hỏi: UPS Online Và UPS Offline Khác Nhau Như Thế Nào?

Hiện nay trên thị trường có 2 loại bộ lưu điện được sử dụng phổ [...]

Tụ Điện Là Gì? Cấu Tạo, Nguyên Lý Hoạt Động Và Ứng Dụng Thực Tế Của Tụ Điện

Để giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về tụ điện – 1 loại [...]

Truyền Thông UART Là Gì? Nguyên Lý Hoạt Động & Ứng Dụng Nổi Bật Của UART

UART ngày nay được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng điện tử để [...]

Mạng Intranet Là Gì? Tìm Hiểu Sự Khác Biệt Giữa Mạng Extranet Và Intranet

Mạng Intranet là gì? Mạng Intranet có gì khác so với mạng Extranet? Mời bạn [...]

Cổng LAN Là Gì? Tất Tần Tật Những Ưu Điểm Nổi Bật Của Cổng LAN

Cổng LAN được xem là cầu nối giữa các thiết bị điện tử trong hệ [...]

VPS là Gì? Tổng Hợp Những Thông Tin Cần Biết Về Máy Chủ Riêng Ảo

VPS là gì? Cách thức hoạt động của VPS như thế nào? Mọi thông tin [...]