Cùng với sự phát triển nhanh chóng & mạnh mẽ của internet, vấn đề bảo mật thông tin trên nền tảng internet ngày càng trở nên quan trọng, đảm bảo an toàn cho quá trình giao tiếp & thực hiện các giao dịch trực tuyến. Một trong những công nghệ bảo mật & mã hóa dữ liệu được nhiều người tin dùng hiện nay chính là SSL. Vậy SSL là gì? Tại sao nên sử dụng? Nội dung bài viết dưới đây, atscada.com sẽ giải đáp chi tiết. Theo dõi ngay.
SSL là gì?
SSL (Secure Sockets Layer) là 1 tiêu chuẩn công nghệ bảo mật & mã hóa dữ liệu giữa máy chủ web & trình duyệt. Đảm bảo tất cả thông tin truyền tải qua internet giữa người dùng & website được bảo vệ & bảo mật tuyệt đối. Hiện nay, SSL sử dụng các phương pháp mã hóa nhằm ngăn chặn kẻ tấn công truy cập trái phép & đánh cắp thông tin cá nhân người dùng (số tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, mật khẩu & nhiều dữ liệu khác).
Khi kết nối với 1 trang web sử dụng công nghệ bảo mật SSL, bạn có thể dễ dàng nhận ra điều này thông qua biểu tượng khóa & địa chỉ web bắt đầu bằng “https” thay vì “http”. SSL có vai trò quan trọng trong việc xây dựng 1 môi trường truyền thông an toàn & tin cậy trên internet.
Một số khái niệm, định nghĩa & thuật ngữ thường gặp về SSL
Certificate Authority (CA) hiện là tổ chức phát hành chứng thực SSL (Secure Sockets Layer) cho các đối tượng như doanh nghiệp, người dùng, máy chủ, mã code & phần mềm. CA đóng vai trò là bên thứ 3 được tin tưởng bởi cả 2 bên để hỗ trợ quá trình trao đổi thông tin an toàn. Một trong số các CA nổi tiếng phải kể đến GlobalSign, cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng & giải pháp chứng thư số cho các ngành tài chính – ngân hàng, giáo dục, y tế,…
Các khái niệm, định nghĩa khác về SSL:
- DV SSL (tên đầy đủ trong tiếng anh: Domain Validation): Chứng thư số SSL chứng thực cho Domain Name (tên miền), đảm bảo quá trình mã hóa an toàn khi trao đổi dữ liệu trên website
- OV SSL (tên đầy đủ trong tiếng anh: Organization Validation): Chứng thư số SSL chứng thực cho website & xác thực doanh nghiệp đang sở hữu website đó
- EV SSL (tên đầy đủ trong tiếng anh: Extended Validation): Cho khách hàng của bạn thấy website đang sử dụng SSL có độ bảo mật cao nhất & được rà soát pháp lý kỹ càng
- SANs SSL (tên đầy đủ trong tiếng anh: Subject Alternative Names): Cho phép bảo mật nhiều tên miền con trong 1 chứng thư duy nhất, mang đến sự linh hoạt & giảm thiểu tổng chi phí triển khai SSL
- Wildcard SSL: Chứng chỉ SSL dùng cho các cổng TMĐT, cho phép bảo mật nhiều sub-domain chia sẻ trên cùng 1 tên miền chính
>>> Xem thêm: Định Nghĩa AIoT Là Gì? Những Lợi Ích Khi Kết Hợp Giữa AI Và IoT
Giải đáp: Tại sao nên sử dụng chứng chỉ bảo mật SSL?
Sử dụng SSL mang đến nhiều lợi ích, cụ thể gồm có:
Bảo vệ dữ liệu
SSL đảm bảo dữ liệu không bị thay đổi bởi hacker trong suốt quá trình truyền tải. Thông tin cá nhân, thông tin thanh toán sẽ được mã hóa & chỉ người nhận có khóa giải mã mới có thể truy cập vào dữ liệu.
Đảm bảo sự riêng tư
SSL đảm bảo sự riêng tư của dữ liệu truyền tải. Ngăn chặn hacker hoặc bên thứ 3 truy cập trái phép, lấy cắp thông tin quan trọng hoặc thay đổi nội dung dữ liệu.
Chống chối bỏ
SSL hỗ trợ chống chối bỏ, nghĩa là đối tượng thực hiện gửi dữ liệu không thể phủ nhận dữ liệu của mình. Nhằm đảm bảo tính toàn vẹn & sự tin cậy của dữ liệu truyền tải
Xác thực đáng tin cậy
SSL chỉ được cung cấp bởi các tổ chức chứng thực uy tín trên toàn thế giới sau khi tiến hành xác minh 1 cách cẩn thận thông tin của người đăng ký. Điều này tạo ra mức độ tin cậy cho người dùng internet & mang lại giá trị cho các website/trang web & doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.
Hướng dẫn cách kiểm tra SSL trên trình duyệt
Để kiểm tra 1 trang web hay website có sử dụng chứng chỉ bảo mật SSL hay không, bạn làm theo hướng dẫn dưới đây:
- Kiểm tra biểu tượng hình ổ khóa: Nếu trang web/website sử dụng SSL, trên thanh địa chỉ trang web (URL) sẽ hiển thị 1 biểu tượng hình ổ khóa
- Kiểm tra URL: Các website & trang web sử dụng SSL sẽ có URL bắt đầu bằng “https://” thay vì “http://”. Chữ “s” trong “https” đại diện cho cụm từ “secure”, trong tiếng việt nghĩa là an toàn
- Kiểm tra chứng chỉ SSL: Người dùng có thể kiểm tra chứng chỉ SSL bằng cách nhấp vào biểu tượng hình khóa hoặc biểu tượng chữ cái “i” ở thanh địa chỉ. Ngay sau đó, trình duyệt sẽ hiển thị thông tin tên của chức phát hành chứng chỉ
- Xác minh chứng chỉ SSL: Người dùng có thể xác minh chứng chỉ SSL thông qua việc kiểm tra tổ chức phát hành chứng chỉ. Một số tổ chức phát hành chứng chỉ SSL đáng tin cậy hiện nay có thể kể đến VeriSign & GlobalSign. Tiếp theo, bạn có thể tìm kiếm thông tin về tổ chức phát hành chứng chỉ để xác minh độ đáng tin cậy của trang web
Trong trường hợp nếu trang web/website không hiển thị biểu tượng hình khóa, không sử dụng “https://”, đồng nghĩa trang web/website không sử dụng chứng chỉ bảo mật SSL. Với những trang web này, bạn nên cân nhắc trước khi cung cấp thông tin cá nhân & thực hiện các giao dịch trực tuyến.
Có thể nói, việc triển khai & sử dụng SSL là bước quan trọng để bảo vệ thông tin & đảm bảo an toàn cho người dùng. Mong rằng sau khi theo dõi hết nội dung bài viết, bạn đã hiểu rõ SSL là gì. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi liên quan, hãy nhấc máy và gọi ngay đến số hotline atscada.com để được hỗ trợ tư vấn & giải đáp cụ thể.
ATSCADA - Providing ATSCADA software - The monitoring and data acquisition control system is the appropriate choice for integrated system projects, IoT, smart city projects, agriculture 4.0... Is trusted by many customers.
Related posts
Hướng dẫn tra cứu giá trị sử dụng thẻ bảo hiểm y tế mà bạn nên biết
Bảo hiểm y tế đóng vai trò không thể thiếu trong hệ thống an sinh [...]
Sep
An ninh mạng là gì? Hành vi nào bị nghiêm cấm về an ninh mạng?
Các hoạt động trực tuyến như giao dịch tài chính, trao đổi dữ liệu đến [...]
Sep
Gửi hàng qua Bưu Điện 1kg mất bao nhiêu tiền?
Gửi hàng qua Bưu Điện 1kg mất bao nhiêu tiền? Là câu hỏi mà rất [...]
Sep
Chuyển phát nhanh qua Bưu điện tốn bao nhiêu thời gian?
Dịch vụ chuyển phát nhanh được nhiều người tin tưởng và sử dụng tại Bưu [...]
Sep
Chi phí cho tổng đài điện thoại ảo khoảng bao nhiêu?
Việc sử dụng tổng đài ảo đang rất phổ biến trong các doanh nghiệp hiện [...]
Sep
Bán phá giá là gì? Các cách chống bán phá giá hiệu quả
Trên thị trường kinh doanh sôi động như hiện nay, việc cạnh tranh giữa các [...]
Aug