Toàn bộ quy trình xuất khẩu hàng hóa doanh nghiệp cần nắm

Quy trình xuất khẩu hàng hóa là một quy trình phức tạp và cần thiết. Để đảm bảo việc chuyển hàng từ nơi sản xuất đến điểm đến quốc tế diễn ra một cách hợp pháp, an toàn và hiệu quả. Việc tuân thủ đúng quy trình giúp các doanh nghiệp tận dụng được những cơ hội mở rộng thị trường. Và còn bảo vệ các doanh nghiệp xuất khẩu trước các rủi ro pháp lý và tài chính. Trong bài viết này hãy cùng atscada.com tìm hiểu toàn bộ quy trình xuất khẩu hàng hoá cần nắm.

Tìm hiểu xuất khẩu hàng hoá là gì? 

Xuất khẩu hàng hóa là một quá trình quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế. Đây là một hoạt động mang lại nhiều ảnh hưởng tích cực đối với cả doanh nghiệp và nền kinh tế quốc gia.

Xuất khẩu hàng hóa là quá trình chuyển hàng hóa từ lãnh thổ Việt Nam ra ngoài hoặc vào khu vực đặc biệt được coi là khu vực hải quan riêng trên lãnh thổ Việt Nam, theo quy định của pháp luật. Điều này bao gồm việc vận chuyển hàng hóa qua biên giới quốc gia ra ngoài. Hoặc bao gồm việc vận chuyển hàng hóa vào các khu vực đặc biệt như khu kinh tế cảng, khu công nghiệp hoặc khu vực hải quan riêng trên lãnh thổ Việt Nam.

Xuất khẩu hàng hoá

Tầm quan trọng của việc xuất khẩu hàng hoá là gì?

Việc tiếp cận các thị trường quốc tế mở ra cơ hội mở rộng quy mô kinh doanh, đồng thời tăng cường sức cạnh tranh và khả năng sinh lời. Đóng góp một phần quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế bằng cách tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, còn cải thiện thị trường lao động và tăng thu nhập cho người lao động. Thông qua việc tạo ra cơ hội việc làm và tăng cường hoạt động kinh doanh. Điều này giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội.

Xuất khẩu hàng hóa thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa và phát triển cơ sở hạ tầng của quốc gia. Đồng thời cải thiện cơ sở hạ tầng vận chuyển và giao thông, quốc gia có thể tăng cường vị thế và cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Xem thêm: PLC là gì? 17 Hãng PLC phổ biến nhất tại Việt Nam

Toàn bộ quy trình xuất khẩu hàng hóa mà doanh nghiệp cần nắm vững

Đàm phán, thỏa thuận và ký kết hợp đồng ngoại thương

Đây là bước đầu tiên trong toàn bộ quy trình xuất khẩu hàng hóa, cũng là khâu cần phải chuẩn bị kỹ càng. Bởi vì trong bước này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Cụ thể, doanh nghiệp xuất khẩu cần phải tiến hành nghiên cứu thị trường, lập phương án kinh doanh, kiểm tra, tính giá hàng xuất nhập khẩu. 

Tiếp theo, cả hai bên sẽ cùng ngồi đàm phán các nội dung, yêu cầu có trong hợp đồng xuất nhập khẩu. Nội dung cần đàm phán sẽ bao gồm giá cả, hình thức thanh toán, quy định đóng gói hàng, phí dịch vụ, giao hàng,… Đến khi cả hai bên cùng đồng ý với các thỏa thuận sẽ tiến hành ký kết hợp đồng ngoại thương.

Tiến hành xin giấy phép xuất khẩu hàng hoá

Trong quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển, chủ nguồn hàng đến làm việc tại các cơ quan để xin cấp giấy phép xuất khẩu theo quy định (nếu như kiện hàng thuộc danh mục phải xin giấy phép). Công đoạn xin giấy phép xuất khẩu thường mất nhiều thời gian nên doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ lưỡng. Nên xin giấy phép dưới dạng xin một lần để sử dụng cho nhiều lần.

Tiếp theo cần đặt booking- lấy container rỗng

Với những lô hàng được bán theo điều kiện CIF, doanh nghiệp thực hiện thủ tục xuất khẩu cần liên hệ với hãng tàu hoặc FWD. Mục đích tìm được giá tốt nhất khi vận chuyển hàng hóa. 

Với những lô hàng được bán theo điều kiện FOB, bên bán không cần liên hệ hãng tàu mà bên nhận hàng sẽ là người đặt tàu.

Tại cảng để lấy được container rỗng, sau khi xuất CIF cần ra cảng để đổi lấy Booking confirmation. Nhằm xác nhận với hãng tàu rằng nhà xuất khẩu đã đồng ý lấy container và seal. Nếu xuất bằng FOB, bên nhận hàng sẽ nhận được Transport confirmation để đổi lấy Booking. Và làm các bước tương tự với CIF.

Chuẩn bị và kiểm tra hàng hoá trước khi xuất

Sau khi khách hàng đồng ý với hóa đơn chiếu lệ, doanh nghiệp phải lên kế hoạch sản xuất đảm bảo chất lượng và số lượng như đã cam kết trong hợp đồng. Khi đã có Booking, doanh nghiệp cần lấy container để đóng hàng lần thứ 2 trước khi tiến hành niêm seal. 

Tiến hành đóng gói hàng hóa theo tiêu chuẩn để xuất hàng

Sau khi sản xuất và kiểm tra hàng hoá đúng số lượng và chất lượng, bên bán tiến hành đóng gói hàng hoá. Sẽ phân làm 2 loại đóng gói hàng hoá:

Một là đóng gói hàng hóa tại kho: Bộ phận xuất nhập khẩu sẽ phối hợp với công nhân tại nhà máy đóng gói hàng hóa. Lưu ý doanh nghiệp cần cung cấp đầy đủ thông tin theo yêu cầu của bên mua. Như là về trọng lượng tịnh, trọng lượng bì, tên mặt hàng và các ký hiệu hướng dẫn vận chuyển,…

Hoặc là đóng gói hàng tại cảng: Quy trình này cũng khá tương đồng với việc đóng hàng tại kho. Tuy nhiên, đóng hàng tại cảng yêu cầu nhiều tài liệu, giấy tờ cũng như các thủ tục hơn. Đồng thời, doanh nghiệp cũng sẽ tốn thêm khoản chi phí thuê nhân viên tại cảng để thực hiện các công đoạn đóng hàng.

Cần phải mua bảo hiểm cho lô hàng xuất khẩu

Đúng vậy, việc mua bảo hiểm cho lô hàng xuất khẩu rất cần thiết. Nhằm để giảm thiểu thiệt hại nếu chẳng may xảy ra rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hoá. Thường đối với những mặt hàng thông thường, mức mua bảo hiểm sẽ là 2% trên tổng giá trị kiện hàng hóa. Riêng với những lô hàng xuất theo điều kiện FOB hoặc CNF thì không cần phải mua bảo hiểm.

Hoàn tất các thủ tục hải quan

Tiến hành làm các thủ tục hải quan để xuất khẩu hàng hóa một cách hợp pháp. Bao gồm:

-Cần chuẩn bị các hồ sơ để tiến hành mở tờ khai hải quan. Gồm:

  • Tờ giới thiệu nhân viên giao nhận, 
  • 2 tờ tiếp nhận hồ sơ do Hải quan cấp;
  • 2 tờ khai Hải quan;
  • Bản sao hợp đồng ngoại thương;
  • Hoá đơn thương mại và phiếu đóng hàng;

-Đăng ký tờ khai Hải quan: Đăng ký viên dựa theo những thông tin được cấp mở tờ khai. Nhập liệu thông tin và trình cho lãnh đạo hải quan ký tiến hành thông quan lô hàng xuất khẩu.

  • Nếu trường hợp kiện hàng không có bất kỳ vấn đề nào sẽ được vào luồng xanh.
  • Nếu lô hàng thuộc diện cần kiểm tra thì có thể vào luồng vàng hoặc luồng đỏ (tùy theo mức độ).

-Đóng các khoản phí để làm thủ tục hải quan.

-Lấy tờ khai tại bộ phận hải quan: Bộ phận hải quan sẽ tiến hành ghi số container và số seal. Tiếp theo container sẽ được hệ thống cảng tiếp nhận.

-Khi container sau khi được cảng tiếp nhận sẽ được vào sổ tàu. Nhân viên giao nhận phải thực hiện ký vào biên bản bàn giao và xác nhận tình trạng container.

-Lô hàng khi đã được bàn giao cho khách, nhân viên giao nhận cần phải làm thực xuất cho lô hàng. Bao gồm các giấy tờ:

  • 1 bản chính, 1 bản sao Tờ khai hải quan
  • 1 bản chính Commercial Invoice
  • Bill tàu (hay còn gọi là vận đơn đường biển)

Bước thanh toán tiền hàng xuất khẩu

Thanh toán

Và cuối cùng trong quy trình xuất khẩu hàng hóa là thanh toán tiền hàng. Người làm thủ tục xuất nhập khẩu phải hoàn tất toàn bộ các chứng từ thanh toán. 

  • Hóa đơn thương mại Phiếu đóng gói – Packing list.
  • Vận đơn đường biển.
  • Tờ chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O.
  • Tờ chứng nhận đã khử trùng hàng hóa.

Lời kết 

Quy trình xuất khẩu hàng hóa là một quá trình phức tạp, với nhiều bước và thủ tục. Việc nắm rõ quy trình này là rất quan trọng để đảm bảo hoạt động xuất khẩu diễn ra một cách suôn sẻ và hiệu quả, tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

Tìm kiếm một đối tác đáng tin cậy để tư vấn và đảm bảo sự thành công của hoạt động kinh doanh. Sự hỗ trợ và tư vấn toàn diện từ đối tác sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, nguồn lực và tiền bạc. Đồng thời tạo ra cơ hội mở rộng thị trường và tăng cường cạnh tranh. Hy vọng bài viết này của atscada.com sẽ giúp bạn đọc hiểu và nắm vững toàn bộ quy trình xuất khẩu hàng hóa

Đừng quên theo dõi và cập nhật bài viết mới mỗi ngày tại website atscada.com nhé!

ATSCADA việt nam

ATSCADA - Providing ATSCADA software - The monitoring and data acquisition control system is the appropriate choice for integrated system projects, IoT, smart city projects, agriculture 4.0... Is trusted by many customers.

Related posts

Hướng dẫn tra cứu giá trị sử dụng thẻ bảo hiểm y tế mà bạn nên biết

Bảo hiểm y tế đóng vai trò không thể thiếu trong hệ thống an sinh [...]

An ninh mạng là gì? Hành vi nào bị nghiêm cấm về an ninh mạng?

Các hoạt động trực tuyến như giao dịch tài chính, trao đổi dữ liệu đến [...]

Gửi hàng qua Bưu Điện 1kg mất bao nhiêu tiền?

Gửi hàng qua Bưu Điện 1kg mất bao nhiêu tiền? Là câu hỏi mà rất [...]

Chuyển phát nhanh qua Bưu điện tốn bao nhiêu thời gian?

Dịch vụ chuyển phát nhanh được nhiều người tin tưởng và sử dụng tại Bưu [...]

Chi phí cho tổng đài điện thoại ảo khoảng bao nhiêu?

Việc sử dụng tổng đài ảo đang rất phổ biến trong các doanh nghiệp hiện [...]

Bán phá giá là gì? Các cách chống bán phá giá hiệu quả

Trên thị trường kinh doanh sôi động như hiện nay, việc cạnh tranh giữa các [...]