Giải Đáp Câu Hỏi: UPS Online Và UPS Offline Khác Nhau Như Thế Nào?

Hiện nay trên thị trường có 2 loại bộ lưu điện được sử dụng phổ biến & rộng rãi nhất chính là UPS Offline & UPS Online. Vậy loại nào tốt hơn, mang đến hiệu quả hoạt động tốt hơn? Hãy cùng atscada.com giải đáp thắc mắc trên bằng cách trả lời câu hỏi “UPS Online và UPS Offline khác nhau như thế nào” ngay trong nội dùng bài viết hôm nay nhé!

Tìm hiểu khái niệm UPS Online, UPS Offline là gì? 

UPS Offline là gì?

Hiểu đơn giản: UPS Offline là dòng UPS được sử dụng phổ biến & rộng rãi trên thị trường bởi giá thành rẻ. Thiết bị đáp ứng các yêu cầu cơ bản tối thiểu về điện & có công suất nhỏ tối đa khoảng 2000VA. Thời gian chuyển mạch từ chế độ dùng điện sang ACCU là 2 – 10ms. UPS Offline không được tích hợp các khe cắm thông minh & không có chế độ Bypass nên không thể thực hiện Hot swap thiết bị. Bên cạnh đó, UPS Offline cũng không có khả năng mở rộng thời gian lưu điện cũng như không nhận hỗ trợ cơ chế ghép song song. 

UPS Online là gì?
UPS Online là gì?

UPS Offline chỉ giúp khắc phục được 1 số sự cố về điện như sụt nguồn, mất điện. Một số trường hợp thiết bị không thể đáp ứng được như hạ áp từ từ,… Dạng sóng đầu ra của UPS Offline là sóng bước & xung vuông, không thích hợp chạy cho tải động cơ. Điện đầu ra của thiết bị bằng điện đầu vào khi có điện nằm trong khoảng 165 đến 265VAC. 

UPS Online là gì?

UPS Online là dòng UPS hiện đại, công nghệ cao, thích hợp dành cho các máy chủ & thiết bị điện tử nhạy cảm quan trọng như thiết bị y tế, an ninh quốc phòng, viễn thông truyền hình,…

UPS Offline là gì?
UPS Offline là gì?

 

UPS Online giúp khắc phục các sự cố về điện như sụt nguồn, hạ áp, mất điện. Thiết bị không có thời gian chuyển mạch hoặc thời gian chuyển mạch bằng 0ms. Điện đầu ra của UPS Online luôn là 220VA + hoặc – 1-2%, bất kể nguồn điện vào như thế nào. Dạng sóng đầu ra của thiết bị là sóng sin chuẩn chạy tốt cho mọi loại tải kể cả động cơ. UPS Online không giới hạn công suất tải, có thể lên tới vài trăm KVA. 

Trả lời câu hỏi: UPS Online và UPS Offline khác nhau như thế nào? 

Về đặc điểm cấu tạo 

UPS Online được tích hợp các khe cắm thông minh kết nối với máy tính, có chế độ Bypass có thể thực hiện được Hot swap. Ngược lại, UPS Offline không có. 

Về nguồn điện đầu vào 

Ở điều kiện nguồn điện ổn định, UPS Offline sử dụng trực tiếp nguồn điện của mạng lưới điện. Trong trường hợp mất điện, thiết bị này chuyển sang dùng điện từ ắc quy & bộ inverter. 

Ngược lại, UPS Online không sử dụng nguồn điện trực tiếp từ mạng lưới điện, thay vào đó nguồn điện được biến đổi thành dòng điện 1 chiều tương ứng với điện áp của ắc quy & bộ inverter.

Về điện áp đầu ra

Điện áp đầu ra của UPS Offline bằng điện áp đầu vào trong trường hợp nguồn điện lưới nằm trong khoảng 165 – 265VAC. 

Trong mọi trường hợp, điện áp đầu ra của UPS Online luôn luôn là 220VA + hoặc – 1-2%

Về dạng sóng đầu ra

Với UPS Offline, dạng sóng đầu ra là bước sóng, xung vuông.

Với UPS Online, dạng sóng đầu ra là sóng sin chuẩn.

Về công suất 

Về công suất, UPS Online có công suất lớn hơn UPS Offline.

UPS Online và UPS Offline khác nhau như thế nào?
UPS Online và UPS Offline khác nhau như thế nào?

Vậy nên lựa chọn sử dụng UPS Offline hay UPS Online?

Mỗi loại bộ lưu điện (UPS) sẽ có những ưu điểm khác nhau, phù hợp với những ứng dụng & hệ thống khác nhau. Tùy theo nhu cầu, mục đích sử dụng để lựa chọn chính xác. Dưới đây là 1 số gợi ý cụ thể: 

  • Chọn UPS Online cho các thiết bị tải quan trọng & nhạy cảm như: máy chủ, máy móc công nghiệp, thiết bị y tế, hệ thống an ninh, thiết bị phòng cháy chữa cháy, thiết bị công nghệ cao,…
  • Chọn UPS Offline cho các loại thiết bị điện đơn giản, có độ nhạy thấp như: thiết bị văn phòng, máy in, máy tính,… 

Tóm lại, UPS Online sở hữu nhiều ưu điểm hơn, có khả năng đảm bảo nguồn điện liên tục & chất lượng cao cho các thiết bị điện. Tuy nhiên, do thiết kế khá phức tạp cộng với giá thành cao nên UPS Online hiện chỉ được dùng để bảo vệ cho các thiết bị điện quan trọng. 

Khi chọn mua bộ lưu điện, bạn cần đặc biệt lưu ý, tính toán công suất tải phù hợp với công suất lưu điện. Thời gian lưu điện cần tối thiểu từ 5 đến 15 phút hoặc dài hơn, tùy vào đặc điểm của hệ thống điện, đủ để sao lưu dữ liệu & tắt thiết bị điện 1 cách an toàn hoặc bật nguồn phụ, máy phát điện thay thế.

>>> Xem thêm: Tụ Điện Là Gì? Cấu Tạo, Nguyên Lý Hoạt Động Và Ứng Dụng Thực Tế Của Tụ Điện

Bài viết trên đây atscada.com đã cùng bạn tìm hiểu khái niệm, sự khác nhau cơ bản giữa UPS Offline & UPS Online. Hy vọng những nội dung trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức và nhanh chóng lựa chọn được loại UPS phù hợp với nhu cầu sử dụng. Nếu cần tư vấn thêm hoặc cần hỗ trợ giải đáp các câu hỏi liên quan đến bộ lưu điện, hãy liên hệ ngay với chúng tôi bằng cách gọi đến số hotline.

ATSCADA việt nam

ATSCADA - Providing ATSCADA software - The monitoring and data acquisition control system is the appropriate choice for integrated system projects, IoT, smart city projects, agriculture 4.0... Is trusted by many customers.

Related posts

Tụ Điện Là Gì? Cấu Tạo, Nguyên Lý Hoạt Động Và Ứng Dụng Thực Tế Của Tụ Điện

Để giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về tụ điện – 1 loại [...]

Truyền Thông UART Là Gì? Nguyên Lý Hoạt Động & Ứng Dụng Nổi Bật Của UART

UART ngày nay được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng điện tử để [...]

Mạng Intranet Là Gì? Tìm Hiểu Sự Khác Biệt Giữa Mạng Extranet Và Intranet

Mạng Intranet là gì? Mạng Intranet có gì khác so với mạng Extranet? Mời bạn [...]

Cổng LAN Là Gì? Tất Tần Tật Những Ưu Điểm Nổi Bật Của Cổng LAN

Cổng LAN được xem là cầu nối giữa các thiết bị điện tử trong hệ [...]

VPS là Gì? Tổng Hợp Những Thông Tin Cần Biết Về Máy Chủ Riêng Ảo

VPS là gì? Cách thức hoạt động của VPS như thế nào? Mọi thông tin [...]

P2P Là Gì? Tổng Hợp Thông Tin Cần Biết Về Mạng Ngang Hàng Peer To Peer

P2P, mạng ngang hàng hay mạng đồng đẳng đã trở thành thuật ngữ phổ biến [...]