PLC là gì? 17 Hãng PLC phổ biến nhất tại Việt Nam

Trong lĩnh vực kỹ thuật điều khiển tự động hóa, cách thức điều khiển thường được phân chia thành hai loại cơ bản. Đó là: điều khiển dựa trên các trang thiết bị điện và điều khiển bằng bộ lập trình PLC. Vậy bộ PLC là gì? Trong bài viết hôm nay, atscada.com sẽ giới thiệu một cái nhìn tổng quan về bộ lập trình PLC. Công cụ quan trọng trong việc tự động hóa các quy trình công nghiệp. 

Tìm hiểu khái niệm bộ lập trình PLC là gì?

Bộ điều khiển logic khả trình (PLC) là một trong những công cụ quan trọng trong lĩnh vực tự động hóa công nghiệp. PLC sử dụng linh hoạt các thuật toán điều khiển logic thông qua ngôn ngữ lập trình để thực hiện các sự kiện theo một quy trình cụ thể. Ngôn ngữ lập trình của PLC rất đa dạng và phong phú như Ladder Logic, State Logic, và ngôn ngữ lập trình C. Mỗi ngôn ngữ có ứng dụng và ưu điểm riêng giúp người lập trình thực hiện các chương trình điều khiển theo yêu cầu cụ thể.

PLC là gì?
PLC là gì?

Trên thị trường hiện nay, PLC được sản xuất bởi nhiều hãng khác nhau. Mỗi hãng sẽ cho ra các phiên gồm tính năng và giá thành khác nhau. Phù hợp với nhu cầu của từng ứng dụng cụ thể, từ các bài toán đơn giản đến phức tạp.

Đặc điểm nổi bật của bộ lập trình PLC là gì?

Khác với máy tính công nghiệp, vi điều khiển cũng như các giải pháp công nghiệp,… Bộ lập trình PLC có một số đặc điểm nổi bật như:

Cổng I/O: Trong PLC, CPU chủ yếu xử lý dữ liệu chương trình, trong khi các mô-đun đầu vào và đầu ra kết nối PLC với các thiết bị ngoại vi. Như cảm biến, công tắc, van và động cơ, đồng hồ đo, rơ le, đèn. Các modem I/O cung cấp thông tin cho CPU và kích hoạt các tiến trình đã được lập trình trước đó. Sự linh hoạt trong việc kết hợp các mô-đun I/O giúp người dùng tạo ra cấu hình phù hợp với ứng dụng cụ thể của họ.

HMI: Để tương tác với PLC trong thời gian thực, người dùng cần có HMI hoặc giao diện người máy. Các giao diện vận hành này là màn hình đơn giản với màn hình đọc văn bản và bàn phím. Hoặc là bảng điều khiển màn hình cảm ứng lớn tương tự như các thiết bị điện tử. HMI cho phép người dùng xem và nhập thông tin vào PLC một cách dễ dàng trong thời gian thực.

Truyền thông: PLC thường cần kết nối với các hệ thống khác như SCADA để thu thập dữ liệu và điều khiển từ xa. PLC cung cấp một loạt các cổng và giao thức truyền thông. Để đảm bảo rằng nó có thể giao tiếp hiệu quả với các hệ thống khác.

Tham khảo: Chi tiết về chuẩn giao tiếp truyền thông RS232, RS422, RS485

Kể tên 17 Hãng PLC phổ biến nhất tại Việt Nam

PLC là gì?
Các thương hiệu sản xuất PLC nổi tiếng

Siemens (Đức):

Siemens chính thức có mặt tại Việt Nam vào năm 1993.

Nổi tiếng với các dòng sản phẩm PLC như Logo, S7-200, S7-1200, S7-300, S7-1500, S7-400.

Mitsubishi Electric (Nhật Bản):

Mitsubishi Electric chính thức có mặt tại Việt Nam vào năm 2011.

Cung cấp các dòng sản phẩm PLC như FX Series, iQ-R Series, iQ-F Series, Q Series, L Series.

Unitronics (Israel):

Unitronics được thành lập vào năm 1989.

Nổi tiếng với các sản phẩm PLC+HMI All-in-One như UniStream, Vision, Samba, Jazz & M91.

Delta Electronics (Đài Loan):

Delta Electronics sản xuất các dòng sản phẩm PLC như AH Series, AS Series, DVP Series từ lâu.

Cung cấp các dòng PLC với hiệu suất ổn định và tính linh hoạt cao.

Omron (Nhật Bản):

 Omron chính thức có mặt tại Việt Nam vào năm 1996.

Cung cấp các dòng sản phẩm PLC như NX1 Series, NX1P Series, NJ Series, CP Series, CJ1 Series, CJ2 Series.

Schneider Electric (Pháp):

Schneider Electric hoạt động tại Việt Nam từ năm 1994.

Cung cấp các dòng PLC như Zelio Logic, Twido, Modicon M171/M172, Modicon M221, Modicon M238.

LS (Hàn Quốc):

LS với tiền thân từ tập đoàn LG Industrial, tách ra thành LS năm 2003.

Cung cấp các dòng PLC như XGT Series, XGB Series, MASTER-K Series, GLOFA-GM Series, XMC Motion.

Panasonic (Nhật Bản):

Panasonic chính thức có mặt tại Việt Nam vào năm 1994.

 Cung cấp các dòng PLC như FP-X, FP-XH, FP-X0, FP2 Series, FP7 Series.

ABB (Thụy Sĩ):

ABB hoạt động tại Việt Nam từ năm 1993.

Cung cấp các dòng PLC như AC500, AC500-eCo, AC500-S và AC500-XC.

Keyence (Nhật Bản):

Cung cấp các dòng PLC như KV-8000 Series, KV-5000/3000 Series, KV Nano Series.

IDEC (Nhật Bản):

Cung cấp các dòng PLC như FC6A Series, FT1A Series, FL1F Series.

Honeywell (Mỹ):

Honeywell hoạt động tại Việt Nam từ năm 2005.

Mới chỉ tung ra thị trường một dòng sản phẩm PLC là ControlEdge PLC.

Allen-Bradley (Rockwell) (Mỹ):

Cung cấp các dòng PLC như Micro800, MicroLogix, CompactLogix, ControlLogix.

Fatek (Đài Loan):

Cung cấp các dòng PLC như FBs Series và B1/B1z/HB1 Series.

Wecon (Trung Quốc):

Cung cấp các dòng PLC như LX3V Series, LX3VP Series, LX3VE Series, LX3VM Series.

Hitachi (Nhật Bản):

Cung cấp các dòng PLC như Micro-EHV+ Series, Miro-EH Series, Web Controller Series, HX Series.

Fuji (Nhật Bản):

Dòng sản phẩm PLC là MICREX-SX SPH series.

Hướng dẫn lựa chọn PLC phù hợp 

  • Xác định nhu cầu của ứng dụng (ví dụ như số lượng I/O, tốc độ xử lý cần thiết cho ứng dụng,…)
  • Kiểm tra khả năng mở rộng của bộ PLC (kết nối mạng như Ethernet, Modbus, Profibus hay là mở rộng I/O và các module,…)
  • PLC hỗ trợ ngôn ngữ lập trình phần mềm như Ladder Logic, Function Block Diagram, Structured Text,…
  • Cân nhắc lựa chọn PLC của nhiều hãng khác nhau trong cùng phân khúc. Để tìm ra giải pháp phù hợp với ngân sách của doanh nghiệp.
  • Tốt nhất nên lựa chọn một địa chỉ phân phối uy tín để được tư vấn chi tiết. Cũng như có các ưu đãi và chính sách bảo hành tốt nhất.

Nếu bạn đang có nhu cầu cần cần tư vấn thêm về bộ lập trình PLC. Hãy liên hệ ngay với atscada.com để được hỗ trợ một cách tận tâm, nhanh chóng. 

ATSCADA việt nam

ATSCADA - Providing ATSCADA software - The monitoring and data acquisition control system is the appropriate choice for integrated system projects, IoT, smart city projects, agriculture 4.0... Is trusted by many customers.

Related posts

Chi phí cho tổng đài điện thoại ảo khoảng bao nhiêu?

Việc sử dụng tổng đài ảo đang rất phổ biến trong các doanh nghiệp hiện [...]

Bán phá giá là gì? Các cách chống bán phá giá hiệu quả

Trên thị trường kinh doanh sôi động như hiện nay, việc cạnh tranh giữa các [...]

Dịch vụ là gì? Các loại dịch vụ thường gặp trong đời sống

Khi xã hội ngày càng phát triển và kết nối, dịch vụ đóng vai trò [...]

Chất lượng sản phẩm là gì? 5 tiêu chí để đánh giá chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm luôn là yếu tố hàng đầu mà mỗi doanh nghiệp chú [...]

Nhà cung cấp là gì? Cách tìm và xây dựng mối quan hệ với nhà cung cấp

Trong kinh doanh, việc tìm và xây dựng mối quan hệ với nhà cung cấp [...]

Tag là gì? Tầm quan trọng của thẻ tag với các kênh mạng xã hội

Công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay, việc sử dụng thẻ [...]