Bài viết hôm nay, atscada.com sẽ tổng hợp & chia sẻ đến quý bạn đọc các cổng I/O phổ biến cho máy tính công nghiệp và tự động hóa nhà máy hiện nay, giúp bạn có cài nhìn chi tiết & chính xác nhất về loại thiết bị đang được sử dụng phổ biến trong nhiều ngành & lĩnh vực khác nhau. Theo dõi ngay!
Danh sách các cổng I/O phổ biến cho máy tính công nghiệp và tự động hóa nhà máy
Máy tính công nghiệp là thiết bị chuyên dụng được sử dụng rộng rãi trong môi trường công nghiệp khắc nghiệt, môi trường bụi bẩn, nhiệt độ cao,… Hiện nay, các dòng máy tính công nghiệp được tích hợp 1 loạt các cổng I/O đa dạng, trong đó phải kể đến:
Cổng Serial hay cổng COM
Cổng COM hay cổng nối tiếp là loại cổng phổ biến nhất được sử dụng trong môi trường công nghiệp. Nó có thể được cấu hình để hoạt động ở 3 chế độ khác nhau: RS232, RS422 & RS485. Tùy thuộc vào ứng dụng & các thiết bị được kết nối với nó.
Cổng USB
Xuất hiện vào năm 1995 để thay thế cho cổng nối tiếp cũ, USB đã trở thành cổng tiêu chuẩn thực tế cho nhiều thiết bị hoặc cảm biến được sử trong cả thị trường tiêu dùng & công nghiệp. Khi nhu cầu tăng băng thông lớn hơn, các cảm biến IoT (Internet of Things) hiện đại như máy ảnh thị giác & đầu đọc vân tay không thể sử dụng được với cổng nối tiếp, loại thiết bị này yêu cầu băng thông lớn hơn nhiều so với 115.2 b/giây.
Cổng Video Display
Cổng Video Display gồm có:
VGA
Được IBM giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1987. VGA là cổng chuẩn xuất hình hỗ trợ tất cả các chế độ đồ họa của CGA, MDA, EGA,… cùng với 1 số chế độ mới. Cổng VGA được thiết kế với 15 chân, chia thành 2 hàng & có 2 ốc cố định giữ đầu kết nối & đầu nhận.
VGA có thể hỗ trợ truyền tải hình ảnh với độ phân giải từ 640x640px, 1280x1024px cho đến 1920x1080px.
DVI
DVI – Giao diện hình ảnh kỹ thuật số được phát hành vào năm 1999, đây là giao diện hiển thị được thiết kế để thay thế cho cổng VGA. DVI hiện chỉ dựa trên tín hiệu kỹ thuật số để vượt qua các giới hạn tương tự cổng VGA. Ngoài ra, DVI còn có thể hoạt động ở 2 chế độ khác nhau, tùy vào độ phân giải tối đa & tốc độ yêu cầu: single link or dual link.
HDMI
HDMI ra đời đánh dấu bước ngoặt mới trên thị trường. Với những cải tiến mới, chắc chắn & bền bỉ hơn, không dễ hư hỏng ngay cả khi rút ra cắm vào nhiều lần. Loại cổng này có khả năng truyền được cả tín hiệu hình ảnh lẫn âm thanh chỉ trong 1 sợi cáp duy nhất. Hiện nay có 2 chuẩn HDMI phổ biến đó là HDMI 1.4 & HDMI 2.0.
Có thể nói, cổng HDMI 2.0 là phiên bản mang bước tiến lớn nhất của truyền dẫn đa phương tiện. Tốc độ truyền tải được đẩy lên mức rất cao, lên đến 18Gbps & hỗ trợ full HD với tần số quét đạt 240Hz hoặc 144Hz ở 1440p & đạt tần số quét 60Hz ở độ phân giải 4K.
Display Port
Display Port có thông số kỹ thuật vượt trội hơn hẳn so với cổng HDMI về mọi mặt. Ở những phiên bản đời đầu của Display Port 1.0 & 1.1 đã hỗ trợ full HD ở tần số quét 144Hz cùng với âm thanh. Phiên bản 1.3 đã tăng tốc độ truyền tải lên 26Gb/s. Hiện chuẩn cao nhất của Display Port có thể hỗ trợ hiển thị ở độ phân giải 4K với tần số quét 240Hz & 8K với tần số 85Hz. Trong khi đó, HDMI 2.1 chỉ có thể hỗ trợ 4K ở 144Hz & 30Hz cho chất lượng 8K.
Cổng LAN
Các cổng LAN cung cấp kết nối mạng có dây lên đến 1GbE mỗi cổng. Hầu hết các dòng máy tính công nghiệp cung cấp các cổng LAN được sử dụng để cung cấp đường lên & đường xuống cho dữ liệu từ cơ sở hạ tầng mạng. Cung cấp việc truyền dữ liệu cần thiết từ máy tính, modem, thiết bị chuyển mạch & bộ định tuyến.
Cổng DIO & GPIO
Là các cổng dành cho thiết bị điện hoặc cảm biến không có giao diện chung cư cổng COM hay cổng USB. Các thiết bị này có thể bao gồm từ cảm biến cảnh báo, phát hiện các chuyển động đến bộ điều khiển tự động hóa dây chuyền sản xuất.
>>> Xem thêm: CPU Intel Core Là Gì? CPU Intel Core Nào Là Tốt Nhất? Chọn Mua i3, i5, i7 Hay i9?
Hy vọng những nội dung vừa được atscada.com chia sẻ trong bài viết trên sẽ giúp bạn biết được các cổng I/O phổ biến cho máy tính công nghiệp và tự động hóa nhà máy. Nếu cần hỗ trợ tư vấn hoặc giải đáp thắc mắc, đừng ngại hãy gọi ngay cho chúng tôi qua số hotline.
ATSCADA - Providing ATSCADA software - The monitoring and data acquisition control system is the appropriate choice for integrated system projects, IoT, smart city projects, agriculture 4.0... Is trusted by many customers.
Related posts
Giải Đáp: Làm Thế Nào Để Đánh Giá Chất Lượng Của Bo Mạch Chủ PC Công Nghiệp?
Bo mạch chủ là thành phần quan trọng trong các hệ thống máy tính, đặc [...]
Aug
Đồng Hồ Đo Lưu Lượng Nước Thải Là Gì? Chức Năng Và Các Ứng Dụng Nổi Bật
Trong cuộc sống hiện đại, yêu cầu về quản lý & xử lý nước thải [...]
Aug
Cảm Biến Đo Mức Nước Giếng Là Gì? Các Đặc Điểm Nổi Bật Của Thiết Bị
Với khả năng đo lường chính xác mực nước trong giếng, cảm biến đo mức [...]
Aug
Giải Pháp Công-Te-Nơ Vận Chuyển Thông Minh Ứng Dụng Máy Tính Công Nghiệp
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày [...]
Jul
Có Nên Dùng Máy Tính Công Nghiệp All-in-one? Ưu Điểm Và Nhược Điểm
Có thể nói, trong bối cảnh công nghiệp hiện tại, việc lựa chọn thiết bị [...]
Jul
Hệ Thống Giám Sát Nhiệt Độ Kho Lạnh Vaccine: Giải Pháp An Toàn & Hiệu Quả
Bảo quản vaccine ở nhiệt độ lý tưởng là công việc vô cùng quan trọng [...]
Jul